Đề Thi Học Kì 1 Văn 6 Chân Trời Sáng Taọ 3 – 4
Ôn Toán Cấp 3
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
Phần I: Đọc – Hiểu | – Phát hiện được đoạn trích, tác giả và phương thức biểu đạt của đoạn văn đã cho. – Phát hiện ngôi kể và chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn. | Nêu được nội dung chính của đoạn văn. | – Đặt được 1 câu văn có sử dụng từ láy.
| ||
Số câu | 2 câu | 1 câu | 1 câu | 4 câu | |
Số điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 1,0 điểm | 4,0 điểm | |
Tỉ lệ % | 20% | 10% | 10% | 40% | |
Phần II: Tạo lập văn bản | Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. | ||||
Số câu | 1 câu | 1 câu | |||
Số điểm | 6,0 điểm | 6,0 điểm | |||
Tỉ lệ % | 60% | 60% | |||
Tổng số câu | 1 câu | 2 câu | 1 câu | 1 câu | 5 câu |
T.số điểm | 1,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 6,0 điểm | 10 điểm |
T. tỉ lệ% | 10% | 20% | 10% | 60% | 100% |
ĐỀ A
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
Phần I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.[…] Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập hai)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ láy vừa tìm được (trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy)?
Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
—————-Hết—————-
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
ĐÁP ÁN ĐỀ A
Phần | Câu | Đáp án | Điểm (10điểm) |
Phần I: Đọc – hiểu | Câu 1 | – Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. – Tác giả: Tô Hoài. – Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả. | 0,25
0,25
0,5 |
Câu 2 | – Đoạn văn trên được sử dụng theo ngôi thứ nhất. – Dế Mèn là người kể chuyện. | 0,5
0,5 | |
Câu 3 | – Từ láy: phành phạch, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn. – HS đặt được một câu, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy. | 0,5
0,5 | |
Câu 4 | – Nội dung chính của đoạn văn: Chàng Dế có một vẻ đẹp cường tráng, oai phong, đầy sức sống nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. | 1,0
| |
Phần II: Tạo lập văn bản | – Yêu cầu về kĩ năng: – Mở bài giới thiệu được kỉ niệm cần kể. – Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí. – Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câu chuyện – Yêu cầu về nội dung: Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các sự việc: – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). – Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. – Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. | 0,5
0,5
0,5
1,0
0,5 1,0
1,0
1,0 |
ĐỀ B
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã […]
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một- Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
Câu 4 (1,0 điểm): Xác định ít nhất một từ láy và một từ ghép trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ ghép hoặc từ láy vừa tìm được?
Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
—————-Hết—————-
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
ĐÁP ÁN ĐỀ B
Phần | Câu | Đáp án | Điểm (10điểm) |
Phần I: Đọc – hiểu | Câu 1 | – Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. – Tác giả: Tô Hoài. – Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả. | 0,25
0,25
0,5 |
Câu 2 | – Đoạn văn trên được sử dụng theo ngôi thứ nhất. – Dế Mèn là người kể chuyện. | 0,5
0,5 | |
Câu 3 | Biện pháp so sánh: – Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua -> Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và giúp người đọc hình dung một cách sinh động về hàm răng khỏe khoắn của nhân vật Dế Mèn. |
0,5
0,5 | |
Câu 4 | – Từ láy: Phanh phách, giòn giã. – Từ ghép: hùng dũng, hãnh diện. – HS đặt một câu với một từ ghép hoặc một từ láy. | 0,25
0,25
0,5 | |
Phần II: Tạo lập văn bản | – Yêu cầu về kĩ năng: – Mở bài giới thiệu được kỉ niệm cần kể. – Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí. – Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câu chuyện – Yêu cầu về nội dung: Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các sự việc: – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). – Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. – Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. | 0,5
0,5
0,5
1,0
0,5 1,0
1,0
1,0 |