Đề thi Văn Vào 10 Hà Nội năm 2021

Đề Thi Văn Vào 10 Hà Nội 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2021
Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn
Sở GD&ĐT Hà Nội
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: Ngày 12/06/2021
Thời gian làm bài 90 phút
Phần I. 6 điểm
Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống pháp. Mở đầu bài thơ tác giả viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
(Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
1. Ghi lại năm sáng tác của bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào cuat Chính Hữu?
2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn thơ có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép. gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ làm phép lặp và một câu ghép.
3. Đoạn thơ cuối có sử dụng hình ảnh giản dị mà giầu sức gợi: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ?
Phần II; 4 điểm
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“… Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đôla. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đôla…”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1. Theo em vì sao Xten-met-to cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đô la nhưng tìm ra chỗ để vạch đúng đường thẳng ấy lại có giá 9999 đô la?
2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến “Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người”

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021
Phần I. 6 điểm
1.
• Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948.
• Tác phẩm này được in trong tập thơ Đầu súng trăng treo năm (1966)
2.
a. Yêu cầu về hình thức:
• Đoạn văn (12 câu).
• Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp)
• Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết cấu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)
b. Yêu cầu về nội dung:
Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” -Chính Hữu.
Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.
* Phân tích:
– Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:
• Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.
• “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.
-> Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.
-> Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.
– Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:
• Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.
• Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trong vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.
– Cơ sở thứ ba của tình đồng chỉ là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, động cam cộng khổ.
• Hình ảnh “đệm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chúng thiếu thốn và đặc biệt là chúng hơi ẩm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.
• Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
– Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tội”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đội tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.
– Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí, Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.
-> Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc.
* Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí – tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.
3.
Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của người lính:
– Tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính.
– Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”.
– Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.
→Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.
Phần II. 4 điểm
Câu 1:
Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì:
– Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.
– Giải thích:
-“vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla:
+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được
-“tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla:
• Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị.
• Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được.
• Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường.
• Tri thức nâng cao giá trị con người
Câu 2. Suy nghĩ của em về ý kiến “Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người”
I. Mở bài:
• Dẫn dắt câu nói “Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người”
II. Thân bài:
* Tri thức là gì?
• Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng, kinh nghiệm có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.
* Người có tri thức là người như thế nào?
• Là người đã tích lũy được một lượng tri thức đủ lớn để làm việc và sáng tạo.
* Tại sao có tri thức thì có sức mạnh?
• Tích lũy và kế thừa tri thức theo thời gian vốn là bản chất của xã hội loài người.
• Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức.
* Muốn có được sức mạnh của tri thức ta phải làm gì?
• Phải biết tự giác học tập.
• Biết sàng lọc tri thức, lựa chọn cái phù hợp.
• Vận dụng tri thức được học vào những việc hữu ích, tạo ra lợi ích.
III. Kết bài:
• Cách tốt nhất để chúng ta có được tri thức là học tập, không có tri thức ta không có được thành công.

Đề thi vào 10 Văn chuyên Quảng Nam 2021

Đề thi vào 10 Văn chuyên Quảng Nam 2021

Đề thi vào lớp 10 môn Văn trường chuyên Quảng Nam
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2021
Sở GD&ĐT Quảng Nam
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1: 2 điểm
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam)
a) Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b) Trong các từ in đậm trong đoạn thơ trên từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào?
Câu 2: (2 điểm)
Viết bài văn ngắn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về khát vọng sống đẹp
Câu 3 (5 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa sôi của Lê Minh Khuê.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021
Câu 1: 2 điểm
a) Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
Tác giả Huy cận
b)
Nghĩa gốc: mây,
Nghĩa chuyển: trăng (chuyển theo phương thức ẩn dụ),
Bụng (chuyển theo phương thức với hoán dụ)
Câu 2: (2 điểm)
Viết bài văn ngắn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về khát vọng sống đẹp
Gợi ý
I. Mở bài:
• Những ước mơ và mong muốn của con người là điều cần có và nó thể hiện tầm vóc của con người trong cuộc sống.
• Nhắc đến ước vọng của con người, người ta thường hay nhắc đến từ “khát vọng”.
• Là con người sống trong cuộc đời ai cũng có khát vọng.
II. Thân bài
a. Giải thích khái niệm:
• Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
• Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.
• Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.
• Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta nên hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống.
b. Bàn luận giá trị sống có khát vọng:
• Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người.
• Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.
• Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.
• Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người.
• Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.
• Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.
III. Kết bài:
• Hiểu được ý nghĩa của khát vọng.
• Có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp.
Câu 3 (5 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa sôi của Lê Minh Khuê.
Gợi ý
I. Mở bài
• Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
• Giới thiệu nhân vật Phương Định, nêu cảm nhận chung về nhân vật.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:
• Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong
• Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kì chống Mỹ
• Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời
• Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước
2. Nhân vật Phương Định trong truyện:
a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:
• Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
• Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát
• Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ
b. Khi vào quân ngũ:
• Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày
• Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách
• Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn
• Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không
c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:
• Cô yêu thương Nho
• Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
• Cô chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo
• Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa
⇒ Một người sống tình cảm
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định
• Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước
• Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên

Đề Thi Văn Vào 10 Tỉnh Đắk Nông 2021

Đề Thi Văn Vào 10 Tỉnh Đắk Nông 2021 Có Đáp Án

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thể cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
(https://vietnamnet.vn – Trích “Loài người có bớt ngạo mạn?” – Sương Nguyệt Minh)
Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả muốn dập dịch thành công thì mỗi người, mỗi quốc gia cần phải hành động như thế nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không cò mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một, tr.132, NXB Giáo dục Việt Nam 2008).

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Chuyên THPT chuyên Đắk Nông năm 2021
Hướng dẫn giải đề chi tiết
Câu 1:
Cách giải: Theo đoạn trích, muốn lật ngược tình thế, dập dịch thành công, thì ở mỗi quốc gia, con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người
Câu 2:
Cách giải:
Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp cấu trúc (Chỉ cần … thì)
Tác dụng:
Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn
Nhấn mạnh khả năng lây lan của đại dịch covid
Như một lời nhắc nhở con người nêu cao cảnh giác, phòng dịch mọi lúc mọi nơi.
Câu 3:
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, có lý giải.
Gợi ý:
– Đồng tính: Lý giải:
Chúng ta đang phải hứng chịu những hậu quả ghê gớm do đại dịch đem đến. Hàng ngày có hàng trăm nghìn người thiệt mạng do dại dịch gây ra trên thế giới. Trước mỗi diễn biến mới của đại dịch, con người lại kịp thời đề ra những giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, không hẳn đại dịch áp đặt luật chơi lên chúng ta nên mỗi con người có ý thức phòng chống dịch, tuân thủ quy định vì mình và vì mọi người.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn:
– Giới thiệu về trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19.
II. Thân đoạn:
1. Giải thích:
Trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
-> Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Cov 19 là vô cùng cần thiết.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
– Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, chính phủ về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh,…
– Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm người khác.
– Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.
+ Dịch bệnh Covid-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh, trách nhiệm của mỗi cá nhân đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ…
+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.
+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn để đẩy lùi, chống dịch COVID-19.
+ Học sinh, sinh viên các trường đại học đeo khẩu trang, nước rửa tay thường xuyên.
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
– Mang lại hạnh phúc cho nhân bại
– Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
– Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người
– Phát huy sức mạnh tình yêu thương Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.
+ Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh…
– Thành công trong công việc và cuộc sống
4. Phản đề:
Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm đối xử tệ bạc với nhau….
5. Liên hệ, rút ra bài học: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Cord 19 rất quan trọng trong cuộc sống…
III. Kết đoạn: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covd 19
– Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp
– Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm
Câu 2:
Cách giải:
I. Mở bài:
– Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm
– Dẫn dắt vào đề, trích dẫn khổ thơ cuối
II. Thân bài:
* Tái hiện sự thiếu thốn trong chiến tranh
Không có kính
Không có mui xe
Không có đèn xe
Thùng xe bị xước
– Biện pháp nghệ thuật
Điệp ngữ: không có
Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng
=> Thể hiện sự tàn phá của chiến tranh và tổn thất nặng nề mà chúng ta phải chịu
* Trước sự thiếu thốn như vậy, những người lính vẫn giữ được sự lạc quan, yêu đời và tinh thần yêu nước.
– Tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ của những người lính lái xe
+ Vẫn lạc quan và đầy tự tin
+ Vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tay lái cho bánh xe lăn đều
– Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ
+ Là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo
+ Lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc
+ Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
-> Chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến
* Liên hệ mở rộng
Hình ảnh những người lính trong thơ của Chính Hữu: họ là những người lính xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận
* Khái quát lại nghệ thuật trong khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị
– Hình ảnh tả thực, chọn lọc
– Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hệt kế, ẩn dụ
III. Kết bài:
Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong bài thơ.

Đề thi Văn Vào 10 Sóc Trăng năm 2021 – 2022

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Sóc Trăng năm 2021 – 2022

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Bắc Giang

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Bắc Giang

Bài thi môn Ngữ văn diễn ra trong 90 phút theo hình thức tự luận. Đề thi gồm 2 phần, phần 1 đọc hiểu và phần 2 nghị luận văn học. Trong đó phần nghị luận văn học chiếm 6 điểm, rơi vào đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022 của tỉnh Bắc Giang đầy đủ nhất.

I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc bài thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Vin học, 2017, tr.94)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

2. Tìm hai từ láy tượng thanh có trong bài thơ.

3. Trong hai dòng thơ sau, cảnh vật quê ta hiện lên như thế nào?

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

4. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

5. Bài thơ đã đánh thức trong em tình cảm, suy nghĩ gì? Trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu.

II. Làm văn (6.0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:

Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

– Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199, 200)

Đáp án đề thi môn Văn vào lớp 10 tỉnh Bắc Giang năm 2021

I. Đọc hiểu

1. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

2. Hai từ láy: lách cách, rì rào.

3. Cảnh vật quê ta hiện lên bằng những hình ảnh thân quen, bình dị nhất của quê hương đó là bờ ruộng, bông gạo …

4. BPTT là: điệp ngữ ” yêu ”

-> Tác dụng: Làm rõ tình yêu của tác giả đối với những hình ảnh thân quen nơi quê hương mình, bộc lộ cảm xúc và khiến cho hình ảnh đẹp hơn, sinh động hơn.

5. Trình bày cảm nhận của em.

Gợi ý:

* Học sinh thực hiện đúng yêu cầu của đề bài

– Về hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

– Về nội dung: Học sinh trình bày cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ của riêng mình.

+ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận: Tình yêu quê hương đối với những điều bình dị nhất.

+ Thân đoạn:

+ Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

+ Quê hương gắn liền với những cảnh vật quen thuộc, những điều tưởng chừng rất đơn giản và bình dị. Yêu quê hương từ những điều bình dị nhất chính là trân trọng tất cả những điều ấy, bảo vệ, giữ gìn và làm đẹp những thứ bình dị đó.

+ Tình yêu quê hương không nhất thiết đến từ những điều lớn lao phi thương mà đôi khi nó đến từ những tình yêu nhỏ bé, từ những cống hiến thầm lặng.

(Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp)

+ Kết đoạn: Khái quát vấn đề bàn luận, nếu cảm xúc của em.

II. Làm văn

Dàn ý

Mở bài. Giới thiệu chung

– Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.

– Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

– Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

Thân bài:. Trình bày cảm nhận

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con.

– Đất nước có chiến tranh, ông Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

– Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, khi ông vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến khi con gái nhận ra thì cũng là lúc ông phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay, ông đã cố nén giọt nước mắt vì cách bộc lộ, tình cảm của con đối với mình khiến ông quá xúc động. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đã đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.

– Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm một chiếc lược ngà. Và ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía ”.

– Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày gian khổ.

– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

– Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không gì bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời.

c. Vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật.

– Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông Sáu, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên khách quan, chân thành.

– Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

– Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.

Kết bài: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

Đề Thi Văn Vào 10 Thành Phố Hồ Chí Minh 2020 – 2021

Đề Thi Văn  Vào 10 Thành Phố Hồ Chí Minh 2020 – 2021

Tải File word tại đây
NGỌC HIẾN ACADEMY

 

Đề Thi Văn Học Kì 1 Lớp 8 Đề Số 3 2022 – 2023

de-thi-hoc-ki-1-van-lop-8-de-3-1

Đề Thi Văn Học Kì 1 Lớp 8 Đề Số 3 2022 – 2023

de-thi-hoc-ki-1-van-lop-8-de-3-1 de-thi-hoc-ki-1-van-lop-8-de-3-2 de-thi-hoc-ki-1-van-lop-8-de-3-3 de-thi-hoc-ki-1-van-lop-8-de-3-4 de-thi-hoc-ki-1-van-lop-8-de-3-5

Tải File word tại đây
NGỌC HIẾN ACADEMY

Đề Thi Học Kỳ 1 Ngữ Văn 8 Đề Số 2 2022 – 2023

Đề Thi Học Kỳ 1 Ngữ Văn 8 Đề Số 2 2022 – 2023

Tải File word tại đây
NGỌC HIẾN ACADEMY

Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn 8 Đề Số 1 2022 – 2023

Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn 8 Đề Số 1 2022 – 2023

Tải File word tại đây
NGỌC HIẾN ACADEMY

Đề Thi Học Kì 1 Toán 10 Chuyên Hạ Long 2022 – 2023

Đề Thi Học Kì 1 Toán 10 Chuyên Hạ Long 2022 – 2023

Tải File word tại đây
NGỌC HIẾN ACADEMY