Bài văn kể về một việc tốt em đã làm: Nhường chỗ ngồi cho phụ nữ mang thai
Niềm hạnh phúc luôn đến với chúng ta từ những khoảnh khắc bất ngờ trong cuộc sống. Và hạnh phúc không phải chỉ là được nhận mà còn là sự cho đi. Em đã cảm thấy rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt, em đã giúp đỡ người khác – một người vô cùng xa lạ với em.
Trường trung học của em nằm cách nhà khá xa nên em thường đi xe buýt vào mỗi buổi sáng. Thời gian đó người lớn đi làm, trẻ con như chúng em thì đi học nên chuyến xe buýt lúc 6 giờ ba mươi lúc nào cũng chật trội, có ngày còn không có cả chỗ đứng. Thân hình em nhỏ bé và gầy yếu, trông giống như mấy em học sinh tiểu học nên moi người thường nhường ghế ngồi cho em.
Hôm ấy, em lên xe buýt như thường lệ, điểm dừng gần nhà em là điểm đầu nên xe còn thưa khách, em tự chọn chỗ ngồi và yên tâm ngồi xuống. Nhưng đúng như dự đoán, xe càng chạy càng đông, em chỉ thấy mọi người kéo lên xe mà không thấy ai xuống. Những thanh niên trên xe cũng lần lượt nhường ghế cho phụ nữ có thai, những ông bà lớn tuổi và trẻ em. Em ngồi hàng cuối khuất sau lưng hàng chục người nên không ai chú ý và dường như họ cùng ngại đi qua dòng người để xuống chỗ ngồi xa.
Thế rồi, đến điểm dừng cách trường em nửa quãng đường, em thấy một người phụ nữ khoảng gần 40 tuổi, dáng người gầy gầy, chiếc áo công nhân ôm lấy thân hình đen nhẻm của cô. Cô xách theo túi đồ nhỏ, khó khăn bước lên cửa sau. Xe đông quá nên anh phụ xe cũng không khó tính việc cô lên sai cửa. Mọi người đưa mắt nhìn cô, có ảnh mắt tò mò, có ánh mắt khinh thường, ghét bỏ. Có một anh thanh niên đã định đứng lên nhưng nhìn thấy cô còn trẻ thì lại ngồi xuống, coi như không liên quan đến mình.
Em liếc nhìn đôi chân của cô và nhận ra ngay cô đi lại không bình thường. Trong lúc em đang chuẩn bị xách ba lô nhường ghế thì cô rụt rè hỏi anh phụ xe:
Bài văn mẫu lớp 6: Kể về người chị gái của em
–
Cháu ơi cho cô hỏi, đến Đông Mỹ còn xa không cháu? Con gái cô sinh ở trạm xá gần đó mà cô không biết đường.
Đông Mỹ? Chẳng phải điểm cuối chuyến xe này hay sao? Em nghĩ như vậy và anh phụ xe cũng đáp:
–
Đông Mỹ ở điểm cuối, cô cứ ở đó rồi đến khi xe dừng hẳn thì xuống.
Anh ta vừa dứt lời thì em vội gọi với từ cuối xe lên:
– Cô ơi, cô đến đây ngồi đi ạ. Cháu thấy chân cô không tiện, cháu cũng sắp xuống rồi ạ!
Cô có vẻ hơi ngạc nhiên nhưng rồi cũng cố gắng chen xuống, vô tình một bên chân cô lộ ra do vấp, mọi người đều nhìn thấy chiếc chân giả bằng nhựa của cô. Em cũng ngỡ ngàng vô cùng, em không nghĩ tới chân của cô lại bị như vậy. Trong ánh mắt ái ngại xen lẫn xấu hổ của người khác vì đã vô tâm, vô ý tứ, cô chậm chạp đi lại chỗ em qua sự giúp đỡ của một chị gái mặc đồ công sở.
Khi ngồi xuống, cô không quên cảm ơn em rối rít:
–
Cảm ơn cháu, cô bắt xe khách từ lúc nửa đêm lên đây, cái chân làm tội mỏi quá. Cảm ơn cháu, ngồi một lát rồi tí cô đi vào nhà con gái, con bé sinh con mà không có ai chăm sóc.
Em dường như thấy mắt mình cay cay, thương người phụ nữ không quản khó khăn để lặn lội lên chăm con gái. Cô nói nhỏ nhưng mọi người xung quanh vẫn có người nghe thấy, có người hơi cúi đầu, có lẽ họ đang hối hận vì sự thờ ơ của mình. Em đứng hỏi thăm cô và chỉ cho cô về trạm xá mà cô tìm, dặn cô gọi chuyến xe ôm để lấy sức vào chăm con, Cô cứ cảm ơn mãi.
Xe đến trường của em, em chào cô rồi xuống xe. Lòng em cứ lâng lâng cảm xúc khó tả. Đó là sự cảm thương cho cô, cho con gái cô vất vả và là cả niềm hạnh phúc khi bản thân làm được một việc tốt, dù chỉ là một việc rất nhỏ nhoi. Nụ cười hiền lành của cô chính là món quà mà em nhận được từ việc làm ấy, em cảm thấy vui và tự hào vô cùng,