Bài soạn lớp 6: Thạch Sanh

Bài soạn lớp 6: Thạch Sanh

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Thể loại: Truyện cổ tích
    • Kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định
    • Thể hiện ước mơ, quan niệm của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…
    • Coi là câu chuyện không có thật.
  • Bố cục: 4 đoạn
    • Đoạn 1: Từ đầu…mọi phép thần thông.

=>Giới thiệu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

    • Đoạn 2: Tiếp theo …phong cho làm quận công.

=>Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lý Thông cướp công.

    • Đoạn 3: Tiếp theo…hóa kiếp thành bọ hung.

=>Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh.

    • Đoạn 4: Phần còn lại.

=>Thạch Sanh cưới công chúa, làm lui quân 18 nước chư hầu, lên làm vua.

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? …

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Trả lời:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điểm khác thường là:

  • Thạch Snah ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
  • Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh
  • Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

=> Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện: Người dũng sĩ lầ người có tài phi thường khi mới được sinh ra, có thể diệt trừ được cái ác, lập được chiến công.

Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh …

Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

Trả lời:

Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách:

  • Tin và vâng lời mẹ con Lý Thông đi canh miếu thờ thế mạng
  • Cứu công chúa bị Lý Thông lấp cửa hang.
  • Đại bàng, chằn tinh báo thù, bị giam vào ngục.
  • Cưới công chúa, quân 18 nước chư hầu kéo sang đánh.

Những phẩm chất của Thạch Sanh qua những thử thách:

  • Thật thà, chất phác
  • Dũng cảm, tài năng, tinh thần nghĩa hiệp
  • Nhân đạo, bao dung và tinh thần yêu hòa bình

=>Đây cũng là những phẩm chất tiêu biểu của nhân dân.

Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông …

Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?

Trả lời:

Sự đối lập về tính cách và hành động của Lý Thông và Thạch Sanh:

Lý ThôngThạch Sanh
Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh gạ kết nghĩa anh emCảm động vui vẻ nhận lời
Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ để chết thay.Thật thà đi ngay
Lừa Thạch Sanh trốn đi để mang đầu vào gặp vua lĩnh thưởng.Thật thà tin lời và lưu luyến chia tay hai mẹ con Lý Thông
Nhờ Thạch Sanh xuống hang cứu công chúaDẫn đường và xin xuống hang cứu công chúa
Lấp cửa hang giết Thạch SanhTha chết cho mẹ con Lý Thông
Tính cách: gian xảo, hèn nhát và ích kỉDũng cảm, thật thà và đầy lòng vị tha.

Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất …

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó?

Trả lời:

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thườngquân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
  • Soạn Văn 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

  • Câu 5: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh …

    Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh đươck kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ.

    Trả lời:

    Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện:

    • Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt
    • Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc

    -> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình.

  • [Luyện tập] Câu 1: Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, …

    Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ? Vì sao? Em sẽ đặt cho bức tranh minh họa ấy tên gọi như thế nào?

    Trả lời:

    • Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:
      • Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện
      • Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng
      • Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông
      • Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật
    • Em sẽ đặt cho bức hình ấy tên là: “Khúc ngâm oán”.

Soạn Văn 6 Từ Nhiều Nghĩa và Hiện Tượng Chuyển NghiA Của Từ