Bài soạn lớp 6: Số từ và lượng từ

Bài soạn lớp 6: Số từ và lượng từ

Trả lời:

Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó để biểu thị số lượng sự vật hoặc biểu thị thứ tự.

Số từVị tríDanh từ được số từ bổ sungÝ nghĩa biểu thị của số từ
HaiĐứng trước DTChàngBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước DTVán cơm nếpBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước DTNệp bánh chưngBiểu thị số lượng sự vật
ChínĐứng trước DTNgà, cựa, hồng maoBiểu thị số lượng sự vật
SáuĐứng sau DTHùng VươngBiểu thị thứ tự
MộtĐứng trước DTđôiBiểu thị số lượng sự vật

Ví dụ: “Mỗi thứ một đôi”. Từ “đôi” trong câu trên có phải là số từ không? Vì sao?

Trả lời:

  • Từ “đôi” không phải là số từ vì từ đôi không mang đặc điểm của số từ
  • Đôi đứng sau số từ “một”.
  • Ý nghĩa: chỉ số lượng là hai

Ghi nhớ:

  • Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
  • Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
  • Soạn Văn 6 Lợn Cưới Áo Mới

  • II. Lượng từ

    Ví dụ: Nghĩa của các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì giống và khác nghĩa của số từ

    … Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

    Trả lời:

    • Giống nhau: Số từ và lượng từ: các, cả mấy, những, cùng biểu thị ý nghĩa chỉ lượng.
    • Khác nhau: Các, cả mấy, những biểu thị số lượng không cụ thể, có tính chất khái quát.
    • Những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự: tất cả, vô số, hàng vạn, muôn vàn…

    Ghi nhớ:

    • Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
    • Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
      • Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể;
      • Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
      • [Luyện tập] Câu 1: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

        Không ngủ được

        Một canh… hai canh… lại ba canh,

        Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

        Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

        Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

        (Hồ Chí Minh)

        Trả lời:

        Số từ trong bài thơ “không ngủ được” là:

        • Một, hai, ba (canh), năm (cánh) –số từ chỉ số lượng
        • Bốn, năm (canh bốn, canh năm) – số từ chỉ số thứ tự
        • [Luyện tập] Câu 2: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?

          Con đi trăm núi ngàn khe,

          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

          (Tố Hữu)

          Trả lời:

          • Các từ “trăm”, “ngàn” là số từ, chỉ số lượng chính xác.
          • Từ “muôn” là lượng từ chỉ lượng không xác định cụ thể nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhọc, đắng cay của người mẹ.
          • [Luyện tập] Câu 3: Qua hai ví dụ sau, em thấy ý nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?

            a. Thần dừng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từngdãy núi […]

            (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

            b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗingười một ngả.

            (Sự tích Hồ Gươm)

            Trả lời:

            • Giống nhau: Các từ “mỗi”, “từng” đều tách ra từng sự vật, từng cá thể.
            • Khác nhau:
              • Từ “từng” ở câu a: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
              • Từ “mỗi” ở câu b: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.

Soạn Văn 6 Treo Biển