Bài soạn lớp 6: Ếch ngồi đáy giếng
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Ngụ ngôn: nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu.
- Hình thức: Có cốt truyện bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Đối tượng: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
- Mục đích: Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba
- Thứ tự kể: Trình tự thời gian – kể xuôi
- Nhân vật: Con Ếch
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “oai như một vị chúa tể” =>Ếch khi ở trong giếng
- Phần 2: Còn lại =>Ếch khi ra ngoài giếng.
Câu 1: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung …
Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Trả lời:
Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
- Xem bầu trời bằng cái vung vì: Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
- Xem nó oai như vị chúa tể vì: Xung quanh nó chỉ toàn là cua, ốc, nhái. Khi nó cất tiếng kêu ồm ộp của nó khiến các con vật xung quanh hoảng sợ.
Câu 2: Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
Trả lời:
Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp vì:
- Chủ quan, vẫn giữ tính khí, thói hung hăng cũ, Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
- Không có kiến thức về thế giới rộng lớn bên ngoài.
->Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, quan sát và học hỏi.
Soạn Văn 6 Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự
Câu 3: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Trả lời:
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang
- Khuyên nhủ con người phải mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh
- Không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Ý nghĩa bài học cho ta biết:
- Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị
[Luyện tập] Câu 1: Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em …
Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
Trả lời:
- Câu 1: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
- Câu 2: Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
[Luyện tập] Câu 2: Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
Trả lời:
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”:
- Một bạn học sinh xinh đẹp, học giỏi ở lớp nhưng luôn nghĩ mình là người giỏi nhất, tất cả mọi người đều phải ngưỡng mộ và để ý nhưng khi đi thi kết quả thấp hơn các bạn lớp khác.
- Một người kinh doanh luôn tự cho mình là giỏi giang, nhiều kinh nghiệm buôn bán nên luôn chủ quan và bị đối thủ vượt mặt, dành thắng lợi trước.
- Một bạn đi thi quốc gia về đạt giải nhất, ai cũng khen nhưng bạn ấy khiêm tốn nhận mình là “ếch ngồi đáy giếng” chưa hơn được ai.
Soạn Văn 6 Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học: